Tư vấn thừa kế đất đai

Đất đai là nguồn tài sản lớn và chủ yếu đối với hộ gia đình, cá nhân nói chung, hàng năm hàng trăm ngàn vụ tranh chấp liên quan đến lĩnh vực đất đai các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, các tranh chấp trong lĩnh vực đất đai có tính chất phức tạp cao, thường kéo dài. Để hạn chế các tranh chấp phát sinh thì việc đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, công ty LUẬT NAM BÌNH cung cấp các dịch vụ tư vấn về thừa kế đất đai như sau:
Con một đương nhiên được hưởng thừa kế?
1. Dịch vụ luật sư tư vấn thừa kế đất 
Luật sư thừa kế là dịch vụ pháp lý chỉ được thực hiện bởi luật sư chính thức trong việc tư vấn, giải quyết tranh chấp thừa kế cho người yêu cầu (Thân chủ).

Với sự trợ giúp của luật sư LUẬT NAM BÌNH, người yêu cầu được hỗ trợ những vấn đề sau:

  • Tư vấn luật thừa kế và quyền yêu cầu chia thừa kế.
  • Tư vấn cách phân chia thừa kế đất đai, tài sản mà hộ gia đình, cá nhân được hưởng.
  • Tư vấn quy trình khởi kiện tranh chấp thừa kế đất đai và cách thức giành lợi thế.
  • Tư vấn cách chuẩn bị tài liệu, cách thu thập chứng cứ và đánh giá vai trò của chứng cứ trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án thừa kế.
  • Đại diện thân chủ thực hiện các thủ tục hành chính, bảo vệ quyền lợi hợp pháp.

Như vậy, luật sư thừa kế luôn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp hộ gia đình, cá nhân phân chia di sản thừa kế từ đó giảm thiểu tranh chấp, mâu thuẫn xã hội cho những người liên quan.

2. Phân chia tài sản thừa kế

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì di sản của người chết để lại được phân chia dưới hai hình thức sau:

+ Phân chia tài sản theo di chúc: Người có tài sản lập di chúc thể hiện ý nguyện phân chia tài sản của mình trước khi chết và những người được nêu trong di chúc sẽ được hưởng di sản hoặc cũng có thể không được hưởng di sản. Trường hợp đồng sở hữu tài sản của vợ/chồng thì vợ chồng có thể lập di chúc chung. 

+ Phân chia tài sản theo pháp luật thừa : là khi người có tài sản qua đời mà không để lại di chúc thì tài sản đó sẽ được phân chia theo pháp luật. Sẽ được chia theo hàng thừa kế. 

3. Quyền thừa kế và quyền hưởng di sản của cá nhân

Theo quy định tại Điều 631 và 632 Bộ luật Dân sự năm 2005, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Quyền này của mọi cá nhân đều bình đẳng như nhau.
Những người được thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự. Người có hay không có năng lực hành vi hoặc người có năng lực hành vi không đầy đủ đều có quyền thừa kế. Trong trường hợp này, người giám hộ sẽ thực hiện giúp những người này các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi tài sản của họ.

4. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

Điều 633 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.
Trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế được xác định như sau:
– Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
– Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
– Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống.
Theo các quy định trên thì căn cứ để chứng minh thời điểm chết của một người là giấy chứng tử, quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết. Việc xác định thời điểm chết (hay thời điểm mở thừa kế) có ý nghĩa quan trọng vì đây cũng là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.
Về địa điểm mở thừa kế, đó là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.

5. Người thừa kế 

Người thừa kế theo quy định tại Điều 635 Bộ luật Dân sự năm 2005, đó là cá nhân hoặc tổ chức. Nếu là cá nhân thì phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Ngoài ra, Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước.

Liên hệ với LUẬT NAM BÌNH để được tư vấn chi tiết về Pháp luật Thừa kế.