Tư vấn các vấn đề trong xử lý kỷ luật người lao động

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định (Điều 117 Bộ Luật Lao động năm 2019). Như vậy, có thể hiểu nội dung cơ bản của kỷ luật lao động là những nghĩa vụ của người lao động phải tuân thủ, chấp hành được quy định trong bản nội quy lao động của doanh nghiệp. Khi người lao động vi phạm một trong các nghĩa vụ được quy định trong nội quy lao động của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp có quyền áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động.

Trong quá trình quản lý lao động, việc áp dụng các hình thức kỷ luật lao động của doanh nghiệp với người lao động là việc làm cần thiết, đây là biện pháp giúp doanh nghiệp có thể tổ chức lao động hiệu quả. Tuy nhiên, khi xử lý kỷ luật lao động doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Nếu quyết định xử lý kỷ luật người lao động không đúng pháp luật thì doanh nghiệp có thể bị khiếu nại hoặc bị khởi kiện. Việc doanh nghiệp bị khiếu nại hoặc khởi kiện sẽ khiến doanh nghiệp gặp phải rất nhiều phiền toái, ngoài ra, nó còn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều trường hợp có thể dẫn đến việc khủng hoảng truyền thông về thương hiệu của doanh nghiệp.

Nhiều năm đồng hành cùng doanh nghiệp với vai trò là các cố vấn pháp lý riêng, các chuyên gia pháp lý tại LUẬT NAM BÌNH đưa ra các tư vấn pháp lý về vấn đề xử lý kỷ luật người lao động tại các doanh nghiệp như sau:

1. Những tư vấn từ LUẬT NAM BÌNH đối với vấn đề xử lý kỷ luật lao động của doanh nghiệp.

Khi đưa ra quyết định xử lý kỷ luật người lao động, doanh nghiệp cần lưu ý: một quyết định kỷ luật người lao động được xác định là hợp pháp khi đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Quyết định kỷ luật phải có căn cứ

           Quyết định kỷ luật được coi là có căn cứ khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động và hành vi vi phạm phải được quy định trong nội quy lao động của doanh nghiệp hoặc trong Hợp đồng lao động.

– Hình thức xử lý kỷ luật mà doanh nghiệp áp dụng phải phù hợp với quy định của pháp luật lao động và nội quy lao động hợp pháp của doanh nghiệp.

  • Quyết định kỷ luật phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 123 Bộ Luật Lao động năm 2019 (BLLĐ), cụ thể như sau:

“1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng

2. Khi hết thời gian quy định tạikhoản 4 Điều 122 của Bộ luật này, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

3. Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”.

Như vậy, khi doanh nghiệp ra quyết định xử lý kỷ luật đối với người lao động, thì quyết định này phải được ban hành trong đúng thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật nêu trên.

  • Doanh nghiệp phải tuân thủ đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật và không vi phạm các quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động.

Khi doanh nghiệp tiến hành xử lý kỷ luật người lao động phải tuân theo các nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật được quy định tại Điều 122 BLLĐ năm 2019 và doanh nghiệp không được vi phạm các quy định về cấm xử lý kỷ luật lao động tại Điều 127 BLLĐ năm 2019.

Khi xử lý kỷ luật người lao động nhiều doanh nghiệp thường vi phạm vào quy định cấm tại Điều 127 BLLĐ, khi thực hiện xử lý kỷ luật người lao động đối với hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động của doanh nghiệp.

  • Người ký quyết định kỷ luật lao động phải là người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

 2. Các nội dung tư vấn xử lý kỷ luật lao động được cung cấp bởi LUẬT NAM BÌNH

  • LUẬT NAM BÌNH tư vấn cho doanh nghiệp xác định được chính xác hành vi vi phạm của người lao động như: người lao động đã thực hiện hành vi vi phạm nào, hành vi đó có được quy định trong nội quy lao động của doanh nghiệp hay không, tài liệu, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm, thời điểm xẩy ra hành vi vi phạm, các thiệt hại của doanh nghiệp….
  • LUẬT NAM BÌNH tư vấn cho doanh nghiệp xác định tình trạng của người lao động vào thời điểm thực hiện hành vi vi phạm và thời điểm hiện tại. Nhằm mục đích giúp doanh nghiệp khi đưa ra quyết định xử lý kỷ luật đối với người lao động không vi phạm vào các điều cấm hoặc không đưa ra quyết định xử lý kỷ luật vào thời gian mà pháp luật quy định không cho phép.
  • LUẬT NAM BÌNH tư vấn, nghiên cứu vụ việc và đưa ra phương hướng giải quyết phù hợp cho doanh nghiệp
  • LUẬT NAM BÌNH tư vấn và tham gia vào quá trình họp xử lý kỷ luật lao động cùng doanh nghiệp, soạn thảo dự thảo quyết định xử lý kỷ luật cho doanh nghiệp.
  • Tư vấn và tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp lao động khi doanh nghiệp bị khiếu nại hoặc khởi kiện về vấn đề xử lý kỷ luật lao động (nếu có).

Liên hệ với LUẬT NAM BÌNH để được tư vấn các vấn đề xử lý kỷ luật lao động để nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định pháp luật về vấn đề này.