Hiện nay, chiêu trò lừa đảo qua không gian mạng ngày càng trở nên phổ biến và tinh vi. Một trong các dấu hiệu nhận biết lừa đảo chính là sử dụng số điện thoại gọi đến số cá nhân của người dùng, sau đó đưa ra các thông tin giả mạo nhằm mục đích lợi dụng lòng tin, lừa đảo người dùng chuyển tiền, cung cấp thông tin. Trong trường hợp này, làm sao để kiểm tra số điện thoại lừa đảo? Khi gặp số điện thoại lừa đảo, cần xử lý như thế nào? Bài viết này LUẬT NAM BÌNH chia sẻ đến khách hàng danh sách các đầu số/ số điện thoại lừa đảo/ spam 2023.
1. Danh sách các đầu số điện thoại lừa đảo/spam
Hiện nay, có nhiều đầu số điện thoại lừa đảo/spam mà mọi người cần cảnh giác (không nên gọi lại để tránh bị lừa đảo), như là: +252, +247, +231, +371, +224, +232…
STT | Đầu số lừa đảo | Số điện thoại lừa đảo | Spam |
1 | 252 | 19003441 | 6781 |
2 | 247 | 19003446 | 6796 |
3 | 231 | 19004562 | 6768 |
4 | 371 | 19002170 | 7775 |
5 | 224 | 8781 | |
6 | 232 |
Các đầu số điện thoại/số điện thoại lừa đảo cần lưu ý
2. Cách tra cứu số điện thoại lừa đảo
Ngoài việc, tra cứu số điện thoại lừa đảo theo danh sách nêu ở Mục 1 nêu trên, quý khách hàng có thể tra cứu số điện thoại lừa đảo thông qua tổng đài. Đây được xem là cách tra cứu nhanh chóng và đơn giản nhất. Theo đó, quý khách có thể liên hệ vào hotline của tổng đài để được hỗ trợ. Hiện nay, có 03 nhà mạng được dùng phổ biến và Viettel, Vinaphone, Mobifone, cụ thể:
2.1. Đối với nhà mạng Viettel
Cách 1: Tra cứu số điện thoại Viettel lừa đảo thông qua hotline: 18008098.
Cách 2: Tra cứu số điện thoại lừa đảo và thông báo số điện thoại lừa đảo cho công an với cú pháp TTTB gửi 1414 (miễn phí) hoặc gửi 195 (có tính phí).
Tin nhắn phản hồi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, ngày kích hoạt số thuê bao, CMND/CCCD, ngày cấp.
Cách 3: Kiểm tra số điện thoại thật hay ảo bằng cách soạn *0# hoặc *888# rồi nhấn nút gọi.
2.2. Đối với nhà mạng Vinaphone
Cách 1: Tra cứu số điện thoại Viettel lừa đảo thông qua hotline: 18009091, sau đó nhận phím 4. Lúc này, hệ thống sẽ thông báo cho bạn biết về thông tin số điện thoại của bạn.
Cách 2: Kiểm tra số điện thoại lừa đảo thông qua mã USSD bằng cách nhập *110# và ấn gọi.
2.3. Đối với nhà mạng Mobifone
Cách 1: Liên hệ hotline của tổng đài Mobifone 18009090, nhấn phím 4 để được cung cấp thông tin, kiểm tra số điện thoại lừa đảo.
Cách 2: Nhập cú pháp *555# rồi nhấn nút gọi (miễn phí).
3. Phản ánh cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo tới đầu số 156
Khi nhận được cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, đề nghị người dân bình tĩnh, thực hiện phản ánh tới đầu số 156 thông qua hai hình thức: Gửi Tin nhắn hoặc Gọi điện tới đầu số 156. Cụ thể:
Cách 1: Gửi tin nhắn (miễn phí) tới đầu số 156 trong đó:
– Với tin nhắn rác: S (Số điện thoại – nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656).
– Với cuộc gọi có dấu hiệu cuộc gọi rác: V (Số điện thoại – nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656).
– Với cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo: LD (Số điện thoại – nguồn phát tán) (nội dung phản ảnh) gửi 156 (hoặc 5656).
Cách 2: Gọi tới đầu số 156 (các doanh nghiệp viễn thông sẽ áp dụng việc miễn phí cước cuộc gọi) để cung cấp thông tin (về số điện thoại vừa thực hiện cuộc gọi có dấu hiệu thực hiện cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, trích dẫn một số nội dung có liên quan;…) theo hướng dẫn của bộ phận chăm sóc khách hàng của các nhà mạng.
Điều 4. Biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác – Nghị định 91/2020/NĐ-CP1. Xây dựng, triển khai các hệ thống chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
2. Xây dựng Bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. 3. Theo dõi, giám sát, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. 4. Tiếp nhận, xử lý phản ánh về tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. 5. Giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo qua tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại. 6. Ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. 7. Tăng cường phối hợp trong nước và quốc tế về chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. 8. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Điều 5. Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác – Nghị định 91/2020/NĐ-CP 1. Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) xây dựng, vận hành Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (trên đầu số 5656), thư điện tử rác. 2. Khi thực hiện các chương trình quảng cáo, Người quảng cáo bằng tin nhắn phải gửi đồng thời bản sao tin nhắn quảng cáo tới hệ thống phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (trên đầu số 5656) quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Người sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử có thể phản ánh, cung cấp các bằng chứng tới Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 6. Điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác – Nghị định 91/2020/NĐ-CP 1. Thông tin, dữ liệu từ Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và các nguồn thông tin, dữ liệu khác được sử dụng để điều phối xử lý, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. 2. Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) là cơ quan điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. 3. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử và Người quảng cáo có trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin). |
Trường hợp không may bị lừa đảo qua hình thức số điện thoại lạ, khách hàng có thể làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan Công an nơi cứ trú hoặc LIÊN HỆ NGAY VỚI LUẬT NAM BÌNH để được hỗ trợ kịp thời, đưa ra cách giải quyết phù hợp, nhanh chóng.