Tổng hợp 6 cách kiểm tra đất có tranh chấp hay không khi mua bán

Làm sao để biết đất có tranh chấp hay không? Dưới đây là gợi ý 6 cách kiểm tra hữu hiệu và nhanh chóng nhất.

Cách 1: Hỏi người dân cạnh bên hoặc liền kề khu đất định mua

Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để kiểm tra đất có tranh chấp hay không là hỏi thông tin của những người dân sống cạnh bên hoặc liền kê khu đất mà bạn định mua. Họ sẽ có những thông tin về lịch sử, quan hệ, tình trạng sử dụng và tranh chấp của khu đất mà bạn quan tâm. Tuy nhiên, thông tin từ việc hỏi hàng xóm, người dân xung quanh dù sao cũng chỉ là truyền miệng – không có giá trị pháp lý nên bạn cũng chỉ nên coi đây là dữ liệu mang tính chất tham khảo trong quá trình điều tra nguồn gốc đất đai.

Lưu ý: bạn nên hỏi nhiều người khác nhau để có được cái nhìn tổng quan và khách quan hơn bởi đôi khi có một số người cố tình nói sai sự thật.

Cách 2: Yêu cầu bên chuyển nhượng xuất trình giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) là văn bản quan trọng nhất để xác định quyền sử dụng đất đai và tài sản gắn liền với đất của một cá nhân/nhóm người/tổ chức. Trong nhiều trường hợp, đất tranh chấp thường không có sổ đỏ – bạn nên tránh mua loại đất này để tránh gặp rủi ro pháp lý. Bên cạnh đó, nếu sổ đỏ đứng tên bởi nhiều người, bạn cần phải có xác nhận đồng ý chuyển nhượng bằng văn bản (có công chứng) của tất cả những người có tên trong sổ đỏ. 

Cách 3: Kiểm tra thời hạn sử dụng đất

Thời hạn sử dụng đất là thời gian mà chủ sở hữu được phép sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật. Thời hạn sử dụng đất có thể là lâu dài hoặc có thời hạn. Bạn nên kiểm tra thời hạn sử dụng đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để biết được quyền lợi và nghĩa vụ của mình sau khi nhận đất đai. Nếu thời hạn sử dụng đất đã hết hoặc sắp hết, bạn không nên mua hoặc yêu cầu bên chuyển nhượng làm thủ tục gia hạn trước khi thực hiện giao dịch.

Cách 4: Kiểm tra quy hoạch, thế chấp

Trước khi thực hiện giao dịch đất đai, bạn nên kiểm tra xem đất đó có bị ảnh hưởng bởi quy hoạch hay không để tránh bị thiệt hại cho bản thân. Để làm được điều này, bạn cần phải tra cứu và biết cách đọc bản đồ quy hoạch tại địa phương nơi bạn dự định mua đất xem chúng có bị vướng phải khu vực bị giải toả để làm đường, xây dựng các công trình công ích/quốc phòng – an ninh hay không. Những tấm bản đồ này được công khai tại UBND cấp xã/huyện hoặc trên website Cổng thông tin UBND cấp huyện. 

Ngoài ra, bạn nên kiểm tra sổ đỏ có trang bổ sung ghi nội dung thế chấp hoặc có dấu hiệu dập ghim hay không. Điều này là bởi đây là dấu hiệu của tài sản đã bị thế chấp tại ngân hàng cho khoản vay, bạn cần kiểm tra kỹ tài sản đã được xoá thế chấp hay chưa tại Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương để đảm bảo an toàn khi mua đất, tránh tình trạng tranh chấp với ngân hàng trong tương lai.

Cách 5: Kiểm tra tình trạng tranh chấp của đất

Quy trình giải quyết tranh chấp của đất đai theo quy định của pháp luật phải đi qua bước hoà giải tại Tổ Hoà giải và UBND cấp xã tại cơ sở trước khi khởi kiện tại Toà Án. Do đó, bạn có thể đến hỏi tổ Hoà giải tại thôn/tổ dân phố nơi có đất hoặc công chức địa chính cấp xã để kiểm tra thông tin tranh chấp.

Cách 6: Kiểm tra đất có tranh chấp hay không tại Văn phòng đăng ký đất đai?

Bên cạnh những cách đã kể trên, để kiểm tra đất có tranh chấp hay không một cách chính xác và đầy đủ nhất, bạn có thể xin thông tin đất đai tại Văn phòng đăng ký đất đai. Cụ thể, theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, trình tự xin thông tin đất đai như sau:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu cho các cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai theo Mẫu số 01/PYC thông qua các phương thức sau:

Bước 2: Khi nhận được phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính (trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính) cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác dữ liệu. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Bước 3: Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.

Bước 4: Thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện theo quy định sau:

“Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;

Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.”

Luật Sư Hà Công Nam

Luật sư Hà Công Nam là một trong những luật sư giỏi tại Hà Nội và Phú Quốc. Luật

Hà Công Nam được biết đến nhiều là Luật sư bào chữa và bảo vệ quyền lợi thành

công cho nhiều khách hàng trong các vụ án. Với hơn 10 năm hoạt động, Luật sư Hà

Công Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực luật khác nhau như

Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp, Đất đai Đầu tư M&A, Thương mại, Sở hữu trí tuệ,

Lao động, Hôn nhân gia đình, v.v.