Tố cáo lấn chiếm đất công là gì? Mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đất công mới nhất? Nội dung đơn tố cáo? Hiện nay, vấn đề lấn chiếm đất đai diễn ra vô cùng phổ biến và thường xuyên, và điều này chủ yếu xuất phát từ ý thức chủ quan của các hộ gia đình và cá nhân, mong muốn mở rộng diện tích đất một cách trái pháp luật. Trong tình huống này, cá nhân và hộ gia đình sẽ cần thực hiện các thủ tục khiếu nại và tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình.
Vậy Tố cáo lấn chiếm đất công như thế nào?
1. Tố cáo lấn chiếm đất công là gì?
1.1. Tố cáo là gì?
Tố cáo là khái niệm được pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018.
Căn cứ vào đó, tố cáo là hành động của cá nhận theo thủ tục quy định trong Luật Tố cáo 2018 báo về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, cá nhân hay tổ chức nào gây tổn hại, đe dọa đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức cho các cá nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền biết.
Tố cáo phản ánh mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, trong đó công dân đóng vai trò là bên tố cáo và thông báo cho cơ quan, tổ chức hay cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào có thể gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của công dân, cơ quan và tổ chức.
Tố cáo bao gồm tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công cụ và tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
1.2. Đất công là gì?
Đất công là loại đất được dùng cho các mục đích công cộng như xây dựng đường, cầu, công viên, trường học, bệnh viện và nhiều mục đích khác theo quy định tại Mục e, Khoản 2, Điều 10 của Luật đất đai năm 2013. Đất công thuộc quyền sở hữu của nhà nước.
Đối với mỗi mục đích công cộng như xây dựng đường, công viên, trường học hay bệnh viện, đất công được quy hoạch và cấp phép sử dụng để phục vụ lợi ích cộng đồng và quần chúng. Việc sử dụng đất công phải tuân thủ quy định của pháp luật. Do đó, nếu muốn sở hữu đất công thì các cá nhân hay tổ chức phải có văn bản hoặc quyết định của nhà nước chấp thuận.
Như vậy, tố cáo lấn chiếm đất công là hành động của cá nhân hay tổ chức báo cáo cho các cơ quan có thẩm quyền về hành vi sử dụng trái phép, lấn, chiếm đoạt đất công cộng thuộc quyền sở hữu, quản lý của các cơ quan tổ chức Nhà nước.
2. Hướng dẫn thủ tục tố cáo hành vi lấn chiếm đất công
Theo quy định tại Điều 204, Điều 205 Luật đất đai 2013, trình tự thủ tục giải quyết tố cáo sẽ áp dụng theo quy định pháp luật về tố tụng hành chính và tố cáo.
Thủ tục tố cáo hành vi lấn chiếm đất công gồm:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tố cáo:
– Đơn tố cáo: Việc lập và trình bày đơn tố cáo là bước đầu tiên. Đơn này sẽ nêu rõ thông tin về người nộp đơn, cung cấp chi tiết về hành vi vi phạm và yêu cầu cụ thể đối với cơ quan có thẩm quyền.
– Các tài liệu chứng minh về quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền trên đất: Bao gồm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác liên quan, chứng minh quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất.
– Tài liệu chứng minh về việc lấn, chiếm đất đai: Để cung cấp bằng chứng cho hành vi vi phạm, hồ sơ cần bao gồm các tài liệu như hình ảnh, video và biên bản hòa giải nếu có.
– Xác nhận của người có thể làm chứng việc lấn chiếm: Để chứng minh hành vi lấn chiếm đất, hồ sơ cần đi kèm với các xác nhận từ người như hàng xóm, người thân trong gia đình hoặc cơ quan chức năng có liên quan. Những người này đã xác nhận rằng việc lấn chiếm đất thực sự đã diễn ra.
– Giấy tờ tùy thân: Bao gồm Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân của người nộp đơn tố cáo. Điều này giúp xác thực danh tính của người nộp đơn và có giá trị pháp lý.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cá nhân, hộ gia đình bị lấn chiếm đất có nộp đơn tố cáo đến Ủy ban nhân dân cấp xã/phường nơi xảy ra hành vi lấn chiếm đất đai. Đơn tố cáo sẽ được trình bày cho cơ quan này để khởi động quy trình xử lý.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu:
– Quy trình giải quyết tố cáo hành vi lấn chiếm đất đai, quá trình này sẽ tuân theo các quy định cụ thể trong Luật Tố cáo năm 2018 và được thực hiện theo các bước sau:
+ Tiến hành phân loại và xử lý ban đầu thông tin tố cáo: Điều này bao gồm kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của thông tin tố cáo, kiểm tra và xác minh thông tin về người tố cáo, cũng như xác định điều kiện thụ lý tố cáo. Thời hạn thực hiện trong giai đoạn này là 07 ngày làm việc.
+ Thực hiện xác minh nội dung tố cáo: Sau khi thông tin tố cáo được phân loại và xử lý ban đầu, cơ quan chức năng sẽ tiến hành xác minh nội dung tố cáo. Quá trình này bao gồm thu thập thông tin, chứng cứ liên quan và tiến hành các hoạt động xác minh như kiểm tra tại hiện trường, thu thập chứng cứ vật chất, lấy lời khai của các bên liên quan và những người có liên quan khác. Mục đích của việc xác minh này là xác định tính chính xác và sự vi phạm trong vụ việc tố cáo.
+ Ra kết luận về nội dung tố cáo: Cuối cùng, sau khi đã tiến hành phân loại, xử lý ban đầu và xác minh nội dung tố cáo, cơ quan chức năng sẽ đưa ra kết luận về nội dung tố cáo. Kết luận này sẽ dựa trên các thông tin, chứng cứ và kết quả xác minh đã thu thập được. Kết luận có thể xác định tính hợp lệ của tố cáo, xác định việc vi phạm và đề xuất biện pháp xử lý, hoặc có thể tiến hành các thủ tục, quy trình tiếp theo liên quan đến giải quyết tố cáo.
3. Nội dung đơn tố cáo lấn chiếm đất công
Đơn tố cái lấn chiếm đất công là giấy tờ pháp lý được chủ thể nộp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết về hành phi sai phạm lấn chiếm đất công. Trong quá trình tố cáo, đơn tố cáo là một loại giấy tờ quan trọng.
Việc cung cấp thông tin chi tiết trong đơn tố cáo sẽ giúp cơ quan tiếp nhận hiểu rõ hơn về vấn đề và tiến hành xem xét, điều tra và xử lý tố cáo một cách hiệu quả.
Đơn tố cáo gồm các thông tin chi tiết sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày, tháng, năm: Để xác định ngày và thời điểm viết đơn tố cáo.
- Tên đơn: Là đơn tố cáo đối với hành vi lấn chiếm đất công.
- Kính gửi: Tên cơ quan tiếp nhận tố cáo: Ghi rõ tên cơ quan mà đơn tố cáo được gửi đến.
- Thông tin người làm đơn: Cung cấp thông tin cá nhân của người làm đơn, bao gồm: họ và tên, địa chỉ thường trú, năm sinh, số CMND/Hộ chiếu/Thẻ CCCD, ngày cấp và nơi cấp.
- Tên và địa chỉ cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tố cáo: Xác định đối tượng của tố cáo, ghi rõ tên và địa chỉ của cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức bị tố cáo.
- Nội dung tố cáo: Trình bày chi tiết hành vi lấn chiếm của đối tượng vi phạm, bao gồm thời gian thực hiện, diện tích lấn chiếm, liệu việc này đã được giải quyết hay chưa, và hậu quả gây ra bởi việc lấn chiếm đó.
- Đưa ra các yêu cầu cụ thể: Đề ra những yêu cầu rõ ràng và cụ thể, như yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm tra, xác minh, giải quyết và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của những người bị ảnh hưởng.
- Lời cam đoan của người làm đơn: Người làm đơn cam đoan những thông tin được đưa ra trong đơn tố cáo là chính xác và trung thực.
- Chữ ký xác thực của người làm đơn: Người làm đơn ký tên (ghi rõ họ và tên) để xác nhận động thái tố cáo và đồng ý với nội dung đơn.
4. Mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đất công?
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
……., ngày … tháng … năm …
ĐƠN TỐ CÁO
(Về việc Tên cá nhân/Cơ quan/Tổ chức có hành vi lấn chiếm đất công)
Kính gửi: Ủy ban nhân dân phường/ xã …….. quận/ huyện …… (hoặc Cơ quan có thẩm quyền giải quyết)
Tôi tên là: ……………………………………………
Thẻ căn cước/CMND/số: ………………….. Cấp ngày: ….. / ….. /…… Cấp bởi: ………….
Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………………………..
Tôi làm đơn này để tố cáo …………………………………………..(Ông bà/ Cơ quan/ Tổ chức)
Địa chỉ: …………………………………………..
Nội dung vụ việc như sau: …………………………………………..
(Ví dụ:
Tôi có một mảnh đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ………………..
Trước mặt nhà tôi một mảnh đất thuộc đường mòn được người dân và mảnh đất này không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng vậy, mảnh đất đó là đất công thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Tuy nhiên có một số hộ dân gần đó đã dựng rào chắn trên mảnh đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Hàng rào đó đã chặn lối đi lại và gây khó khăn cho việc đi lại của gia đình tôi.)
Vì vậy, tôi làm đơn này kính mong cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng điều tra, xác minh và giải quyết vấn đề này
Tôi cam đoan về nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Kính mong cơ quan xem xét và bảo vệ quyền lợi chính đáng của tôi.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Tài liệu kèm theo:
– Bằng chứng về hành vi lấn chiếm đất…
Người tố cáo
(Ký ghi rõ họ và tên)
5. Thẩm quyền giải quyết tố cáo lấn chiếm đất công
Căn cứ vào Nghị định 91/2019/NĐ-CP, quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo, chúng ta có các quy định chi tiết về thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
– Thẩm quyền chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã:
+ Phạt cảnh cáo
+ Phạt tiền đến 5.000.000 đồng
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả mạo đã sử dụng trong việc sử dụng đất
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, buộc người vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
– Thẩm quyền chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
+ Phạt cảnh cáo
+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả mạo đã sử dụng trong việc sử dụng đất
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này. Những biện pháp này nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
– Thẩm quyền chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 500.000.000 đồng.
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả mạo đã sử dụng trong việc sử dụng đất.
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn.
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này. Những biện pháp này nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Căn cứ Điều 39, thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành đất đai, gồm các quyền hạn sau:
– Thẩm quyền thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đất đai đang thi hành công vụ:
+ Phạt cảnh cáo
+ Phạt tiền đến mức tối đa 500.000.000 đồng
+ Điều tra, thu thập, tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả mạo đã sử dụng trong việc sử dụng đất
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm buộc chủ thể vi phạm khôi phục lại diện tích đất, phục hồi môi trường, hoặc tiến hành xử lý các công trình vi phạm để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
– Thẩm quyền chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành đất đai do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường:
+ Phạt cảnh cáo
+ Phạt tiền đến mức tối đa 50.000.000 đồng
+ Điều tra, thu thập, tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả mạo đã sử dụng trong việc sử dụng đất
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ bao gồm việc buộc chủ thể vi phạm phải khôi phục lại diện tích đất, phục hồi môi trường, hoặc tiến hành xử lý các công trình vi phạm để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
– Thẩm quyền trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường:
+ Phạt cảnh cáo
+ Phạt tiền đến mức tối đa 250.000.000 đồng
+ Điều tra, thu thập, tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ bao gồm việc buộc chủ thể vi phạm phải khôi phục lại diện tích đất, phục hồi môi trường, hoặc tiến hành xử lý các công trình vi phạm để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
– Thẩm quyền chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng với Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai:
+ Phạt cảnh cáo
+ Phạt tiền đến mức tối đa 500.000.000 đồng
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả mạo đã sử dụng trong việc sử dụng đất
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 3 Điều 5 bao gồm buộc chủ thể vi phạm phải khôi phục lại diện tích đất, phục hồi môi trường hoặc tiến hành xử lý các công trình vi phạm để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
– Thẩm quyền thanh tra chuyên ngành xây dựng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 31 của Nghị định này.
– Thẩm quyền thanh tra thuộc Bộ Quốc phòng có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến sử dụng đất quốc phòng.
– Thẩm quyền thanh tra thuộc Bộ Công an có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất an ninh theo quy định tại Nghị định số này.
Trong trường hợp người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 của Điều này phát hiện hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt, họ sẽ thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 3 của Điều 58 của Luật Xử phạt vi phạm hành chính và khoản 2 của Điều 6 của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 97/2017/NĐ-CP (thông qua tên nghị định cụ thể).
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo lấn chiếm đất công là các cơ quan trên.
6. Giải quyết tố cáo lấn chiếm đất công mất bao lâu?
Căn cứ Điều 30 Luật Tố cáo 2018, thời hạn giải quyết cố cáo lấn chiếm đất công được quy định như sau:
– Kể từ ngày thụ lý tố cáo, thời gian giải quyết là không quá 30 ngày.
– Với vụ việc phức tạp có thể gia hạn giải quyết tố cáo 01 lần nhưng không được quá 30 ngày.
– Với vụ việc đặc biệt phức tạo có thể gia hạn giải quyết tố cáo 02 lần, mỗi lần không được quá 30 ngày.
Trong đó, để xác định mức độ phức tạp của các vụ việc thì phải dựa trên các tiêu chí. Các tiêu chí này đã được quy định tại Điều 3 Nghị định 31/2019/NĐ-CP, bao gồm:
– Tố cáo một nội dung địa điểm xác minh là từ 02 địa điểm trở lên.
– Tố cáo từ 02 nội dung xác minh trở nên.
– Một nội dung được nhiều người tố cáo hay nội dung có liên quan đến quyền lợi của nhiều người.
– Tố cáo có yếu tố nước ngoài: người tố cáo là người nước ngoài hoặc ở nước ngoài; hành vi bị tố cáo xảy ra ở nước ngoài; nội dung bị tố cáo phải xác minh ở nước ngoài.
– Tố cáo nội dung liên quan đến trách nhiệm của nhiều tổ chức, cơ quan.
– Còn tồn tại ý kiến khác nhau trong quá trình giải quyết tố cáo của các tổ chức, cơ quan.
– Tồn tại tại liệu, chứng cứ mâu thuẫn nhau cần thời gian xác minh, kiểm tra, đánh giá, tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn.
Dựa vào đó, vụ việc phức tạp là vụ việc có một trong những tiêu chí trên.
Vụ việc đặc biệt phức tạp là vụ việc có từ 02 tiêu chí trên trở lên.
Luật sư Hà Công Nam là một trong những luật sư giỏi tại Hà Nội và Phú Quốc. Luật sư Hà Công Nam được biết đến nhiều là Luật sư bào chữa và bảo vệ quyền lợi thành công cho nhiều khách hàng trong các vụ án. Với hơn 10 năm hoạt động, Luật sư Hà Công Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực luật khác nhau như Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp, Đất đai Đầu tư M&A, Thương mại, Sở hữu trí tuệ, Lao động, Hôn nhân gia đình, v.v. |