Thủ tướng yêu cầu rà soát bữa ăn, bảo đảm sinh hoạt cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?

1.Thủ tướng yêu cầu rà soát bữa ăn, bảo đảm sinh hoạt cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ngày 20/12/2023 Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 1385/CĐ-TTg năm 2023  về tăng cường, bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo đó, để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo rà soát việc tổ chức, thực hiện các bữa ăn cho trẻ em mầm non, học sinh bán trú, nội trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và việc thực hiện các chế độ chính sách khác đối với trẻ em mầm non, học sinh tại các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; xử lý nghiêm đối với các tập thể, cá nhân nếu có vi phạm.

Tăng cường chỉ đạo, quản lý, kiểm tra việc thực hiện chính sách về giáo dục dân tộc, công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ trong các cơ sở giáo dục.

Chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về quản lý tài chính, tài sản, mua sắm trang thiết bị giáo dục và quy định về đạo đức nhà giáo; tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục; tích cực xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện.

Áo ấm cho em' lan toả tình yêu thương đến học sinh vùng cao

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, ủy ban dân tộc có trách nhiệm gì trong việc tăng cường, bảo đảm sinh hoạt cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?

Căn cứ tại Mục 3, Mục 4 Công điện 1385/CĐ-TTg năm 2023, Ủy ban nhân dân các tỉnh, ủy ban dân tộc có trách nhiệm trong việc tăng cường, bảo đảm sinh hoạt cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như sau:

– Ủy ban Dân tộc sử dụng hiệu quả các nguồn lực thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi giai đoạn 2021 – 2030 cho giáo dục, đảm bảo thực hiện mục tiêu “100% số trường, lớp học ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn được xây dựng kiên cố”.

– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, đánh giá, huy động các nguồn lực để bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, vệ sinh môi trường và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh tại trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chế độ, chính sách ở các cấp quản lý.

3. Phấn đấu đến năm 2030, Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 – 2030 hoàn thành những mục tiêu gì?

Dựa vào nội dung tại Mục 2 Quyết định 1609/QĐ-TTg năm 2022, mục tiêu đến năm 2030 của Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 – 2030” như sau:

– Đối với trẻ em:

+ Có ít nhất 25% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non;

+ Có 60% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phù hợp theo độ tuổi;

+ Có ít nhất 80% các tỉnh tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ;

– Đối với giáo viên: 60% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ; phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định.

– Đối với cơ sở giáo dục mầm non:

+ Phấn đấu xóa bỏ 100% phòng học nhờ, phòng học tạm;

+ Xây mới trường học theo dự báo quy hoạch mạng lưới trường lớp mầm non của các địa phương;

+ Bổ sung đủ bộ đồ chơi ngoài trời, bộ đồ chơi trong lớp cho trường học mới và phòng học mới do tăng quy mô.