Nợ thuế có được phá sản không? Ai có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản

Nợ thuế có được phá sản không? Nợ thuế không còn là chủ đề mới lạ hiện nay do đa phần các doanh nghiệp tham gia kinh doanh đều phải bắt buộc đóng thuế, nên khi các doanh nghiệp kinh doanh khó khăn hoặc gặp vấn đề về tài chính sẽ rất dễ dẫn đến nợ thuế. Khi các doanh nghiệp mắc nợ thuế của nhà nước thì có được thực hiện thủ tục phá sản hay không?

1. Phá sản là gì?

Phá sản là từ ghép nhằm chỉ các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính và không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đã đến hạn, theo đó các doanh nghiệp này bị Tòa án tuyên bố ra quyết định phá sản.

Trong pháp luật quy định về phá sản được nêu như sau: “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản” nội dung này được nêu tại Khoản 2 Điều 4 của Luật phá sản 2014.

Từ những khái niệm nêu trên thì phá sản được xem là bước cuối cùng để doanh nghiệp chấm dứt hoạt động vì thế bước này được xem xét và giải quyết chủ yếu dựa vào số tài sản còn lại của doanh nghiệp để phân chia cho việc thanh toán nợ. Việc doanh nghiệp được xem là mất khả năng thanh toán là khi doanh nghiệp đó không thanh toán được khoản nợ đã đến hạn trong thời gian là 3 tháng sau đó kể từ ngày đến hạn thanh toán, quy định về mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp được nêu tại Khoản 1 Điều 4 Luật phá sản 2014.

Về vấn đề thực hiện việc phá sản có thể do chủ công ty tự nộp đơn xin phá sản hoặc có thể do các chủ nợ nộp đơn yêu cầu phá sản đối với doanh nghiệp mắc nợ. Tuy nhiên về vấn đề là doanh nghiệp có được xem là phá sản hay không đều phải do Tòa án có thẩm quyền ra quyết định.

2. Nợ thuế có được phá sản không?

Nợ thuế là các khoản nợ về thuế, phí, lệ phí đất đai hay các khoản thu thuộc quản lý của cơ quan nhà nước đã đến hạn mà người nộp vẫn chưa thực hiện nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Trên thực tế khi giải quyết thủ tục phá sản của các doanh nghiệp, thì nợ thuế luôn là khoản nợ xuất hiện đầu tiên nhất, vì cơ bản nợ này được quản lý bởi nhà nước và khi thực hiện trả nợ bằng tài sản của doanh nghiệp thì khoản nợ này luôn là khoản nợ được ưu tiên thanh toán.

Hiện nay không có điều luật nào quy định rằng công ty doanh nghiệp nợ thuế có được làm thủ tục phá sản hay không, mà chỉ có quy định về điều kiện để doanh nghiệp nộp đơn làm thủ tục phá sản như sau: Theo Điều 5 của Luật phá sản:

Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho chủ nợ sau 3 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn.

Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán lương, các khoản nợ cho người lao động sau 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Như vậy dựa vào 2 điều kiện quy định về việc không thanh toán của doanh nghiệp khi đến hạn thanh toán thì doanh nghiệp có thể dựa vào đó để làm thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp của mình. Dựa trên tình hình thực tế của công ty doanh nghiệp mà chủ sở hữu xem xét công ty doanh nghiệp mình có nợ thuế chưa thanh toán và sau 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán nhưng nhận thấy doanh nghiệp không còn khả năng có thể thanh toán được thì doanh nghiệp phải làm thủ tục phá sản để giải quyết tình trạng này.

Tóm lại doanh nghiệp mắc nợ thuế có thể tiến hành thực hiện thủ tục phá sản nếu chủ doanh nghiệp nhận thấy doanh nghiệp của mình đã không còn khả năng thanh toán nợ sau 3 tháng đến hạn thanh toán.

3. Thủ tục phá sản bao gồm những gì?

Thủ tục phá sản đối với các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được thông qua các bước sau:

Bước 1: Tiến hành nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan là những người có thể thực hiện việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, theo đó những chủ thể này được nêu tại Điều 5 Luật phá sản năm 2014.

Bước 2: Tòa án nhận đơn, xem xét và thụ lý yêu cầu.

Tòa án thực hiện việc xem xét đơn, đối với đơn hợp lệ thì Tòa án sẽ thông báo việc nộp lệ phí và phí tạm ứng phá sản. Nếu đơn không hợp lệ thì Tòa án yêu cầu người nộp đơn sửa đổi, bổ sung, nếu người nộp đơn là người không có quyền nộp đơn và từ chối việc sửa lại thì Tòa án sẽ trả lại đơn.

Bước 3:Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai từ việc nộp lệ phí và chi phí tạm ứng phá sản. Sau đó Tòa án sẽ ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp (trừ trường hợp doanh nghiệp thực hiện việc phá sản theo thủ tục rút gọn)

Bước 4: Thực hiện mở thủ tục phá sản.

Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản và gửi quyết định đến những người có liên quan. Trong quá trình giải quyết mở thủ tục này có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như tuyên bố giao dịch vô hiệu; tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng…thực hiện việc kiểm kê tài sản, lập danh sách chủ nợ.

Bước 5: Tổ chức hội nghị chủ nợ.

Thực hiện triệu tập hội nghị chủ nợ để thực hiện việc thảo luận phương án hòa giải, hay tổ chức hoạt động lại doanh nghiệp hoặc kiến nghị về phân chia tài sản khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản. Thẩm phán triệu tập hội nghị chủ nợ trong 20 ngày, kể từ ngày việc kiểm kê tài sản kết thúc. Hội nghị chủ nợ diễn ra như sau:

Hội nghị chủ nợ lần 1: là khi triệu tập số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm, nếu dưới con số này thì hội nghị phải hoãn và triệu tập lần 2.

Hội nghị chủ nợ lần 2: có quyền đưa ra các kết luận cho việc: đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản, áp dụng các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc tuyên bố phá sản.

Bước 6: Tuyên bố phá sản.

Nếu doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi kinh doanh hoặc quá hạn việc thực hiện phương án và vẫn trong tình trạng mất khả năng thanh toán thì Thẩm phán ra quyết định phá sản đối với doanh nghiệp.

Bước 7: Thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản

Thực hiện kiểm kê, thanh lý tài sản, phân chia tiền từ việc thanh lý tài sản phá sản của doanh nghiệp cho các chủ nợ theo thứ tự quy định của pháp luật.

4. Quy định về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp khi phá sản?

Nợ thuế thường tồn tại khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, khi mắc phải loại nợ này doanh nghiệp sẻ có chủ nợ là Chi cục Thuế và khi doanh nghiệp phá sản thì nợ thuế được thanh toán theo quy định của Luật phá sản và nghĩa vụ thanh toán nợ này sẽ do quản tài viên thực hiện sau khi thanh lý tài sản của doanh nghiệp.

Tóm lại việc xử lý khoản nợ thuế của doanh nghiệp sau khi thực hiện thủ tục phá sản sẽ do quản tài viên phụ trách, quản tài viên là người có quyền quản lý thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản, họ sẽ dựa theo pháp luật để thực hiện việc chi trả theo thứ tự các khoản nợ của doanh nghiệp mà trong đó khoản nợ thuế thường có thứ tự chi trả sớm hơn so với các khoản nợ của các chủ nợ là doanh nghiệp khác.

5. Đối tượng nào có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản

Đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản đối với doanh nghiệp được Luật phá sản quy định tại Điều 5 gồm:

Các chủ nợ có nợ hết hạn thanh toán quá 3 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn bao gồm: chủ nợ không có đảm bảo và có đảm bảo một phần.

Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Những người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.

Ngoài ra còn có thành viên của hợp tác xã hay người đại diện theo pháp luật của liên hiệp hợp tác xã cũng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Khi một doanh nghiệp rơi vào tình trạng phải thực hiện thủ tục phá sản, đa số các khoản nợ phải thanh toán luôn bao gồm có khoản nợ về thuế, tuy nhiên thực tế hiện nay không có điều luật nào quy định doanh nghiệp nợ thuế sẽ không được phá sản, sau khi thực hiện thủ tục này, doanh nghiệp cũng sẽ thanh toán khoản nợ thuế như các khoản nợ của các chủ nợ khác nhưng tuy nhiên về thứ tự thanh toán đa phần sẽ được ưu tiên hơn. Vì thế doanh nghiệp nợ thuế hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục phá sản nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Luật Sư Hà Công Nam

Luật sư Hà Công Nam là một trong những luật sư giỏi tại Hà Nội và Phú Quốc. Luật

Hà Công Nam được biết đến nhiều là Luật sư bào chữa và bảo vệ quyền lợi thành

công cho nhiều khách hàng trong các vụ án. Với hơn 10 năm hoạt động, Luật sư Hà

Công Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực luật khác nhau như

Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp, Đất đai Đầu tư M&A, Thương mại, Sở hữu trí tuệ,

Lao động, Hôn nhân gia đình, v.v.