Lấn chiếm đất nông nghiệp đang diễn ra phổ biến trong nước. Một phần của vấn đề trên là do đất trồng lúa và đất nông nghiệp là hai loại đất quan trọng trong hoạt động sản xuất và canh tác nông nghiệp tại Việt Nam. Để đảm bảo sự bảo vệ và quản lý hợp lý cho nguồn đất này, hệ thống pháp luật của nước ta đã quy định mức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm đất trồng lúa, đất nông nghiệp. Theo Luật Đất đai năm 2013, các hành vi lấn chiếm đất trồng lúa, đất nông nghiệp bị coi là vi phạm pháp luật và chịu mức xử phạt tương ứng.
Vậy trường hợp nào thì được xem là Lấn, chiếm đất nông nghiệp?
1. Lấn chiếm đất nông nghiệp là gì?
1.1. Thế nào là hành vi lấn, chiếm đất đai?
Hành vi lấn đất là một vi phạm trong lĩnh vực đất đai và được quy định chi tiết trong Nghị định 91/2019 NĐ-CP. Theo quy định của Nghị định này, hành vi lấn đất được định nghĩa là khi người đang sử dụng đất tự ý thay đổi vị trí của biên giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không có sự cho phép của một trong hai chủ thể. Các chủ thể này bao gồm cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn chiếm.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hành vi chiếm đất là hành vi khi người sử dụng đất cố tình sử dụng đất khi đất đó không thuộc quyền sở hữu của mình (khi không được cho phép). Đất đó thuộc quyền sở hữu của các cá nhân, tổ chức khác. Hoặc đất chưa hoàn thành các thủ tục giao, cho thuê, gia hạn khi hết hạn theo quy định của pháp luật.
Lấn chiếm đất được xác định là một hành vi vi phạm pháp luật đất đai, đồng nghĩa với việc vi phạm quyền sử dụng đất của người khác. Trong trường hợp này, hành vi lấn chiếm đất sẽ chịu áp dụng biện pháp xử phạt theo quy định của pháp luật.
1.2. Đất nông nghiệp là gì?
Đất nông nghiệp là đất được sử dụng vào mục đích sản xuất, thí nghiệm, nghiên cứu về nông lâm nghiệp, trồng rừng, bảo vệ rừng, làm muối, nuôi trồng thủy sản để cung cấp sản phẩm cho các ngành như ngành công nghiệp, dịch vụ.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, việc phân loại đất nông nghiệp được thực hiện dựa trên mục đích sử dụng. Cụ thể, đất đai được phân loại thành các nhóm sau:
Nhóm đất nông nghiệp: Nhóm này bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm: Đây là loại đất được sử dụng để trồng các loại cây hàng năm, bao gồm đất trồng lúa và đất trồng các loại cây hàng năm khác như cây lương thực, cây hoa, cây ăn quả, và các cây trồng khác thuộc nhóm cây hàng năm.
b) Đất trồng cây lâu năm: Loại đất này được sử dụng để trồng cây có tuổi thọ kéo dài, như cây cao su, cây cà phê, cây chè, cây điều, cây sắn, cây mía, và các cây trồng khác thuộc nhóm cây lâu năm
c) Đất rừng sản xuất: Đất rừng trong nhóm này được sử dụng để khai thác, sản xuất gỗ và các sản phẩm rừng khác.
d) Đất rừng phòng hộ: Đất rừng phòng hộ là loại đất rừng được bảo tồn, bảo vệ nhằm đảm bảo an ninh, phòng hộ môi trường, giữ vững tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
d) Đất rừng đặc dụng: Đây là loại đất rừng có chức năng đặc biệt, được bảo tồn và quản lý nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các loài cây quý hiếm, đặc biệt, đồng thời bảo vệ môi trường và duy trì cân bằng sinh thái trong khu vực rừng.
e) Đất nuôi trồng thủy sản: Loại đất này được sử dụng để phát triển các hoạt động nuôi trồng các loại động vật và thực vật sống trong môi trường nước, như nuôi tôm, cá, hàu, nghêu, ốc, và các loại thủy sản khác.
g) Đất làm muối: Đất trong nhóm này được sử dụng để khai thác và sản xuất muối, đáp ứng nhu cầu sử dụng muối của người dân và công nghiệp.
h) Đất nông nghiệp khác: Đây là nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
- Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ cho mục đích trồng trọt, bao gồm các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất.
- Đất sử dụng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép.
- Đất được sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm.
- Đất được sử dụng để ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
1.3. Lấn chiếm đất nông nghiệp là gì?
Lấn chiếm đất nông nghiệp là việc tự ý sử dụng hoặc chuyển đổi đất nông nghiệp để phục vụ cho mục đích khác mà không có sự cho phép của các bên có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hành vi chiếm đất được áp dụng trong các trường hợp sau đây, liên quan đến cá nhân và tổ chức:
- Trường hợp 1: Đối với cá nhân và hộ gia đình, khi họ tự ý sử dụng đất mà không có sự cho phép từ cơ quan quản lý nhà nước về đất đai. Điều này ám chỉ rằng người sử dụng đất sử dụng một phần đất mà không có quyền sử dụng đó được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình, nhưng họ vẫn cố tình tiếp tục sử dụng đất đó mà không có sự cho phép từ chủ thể quản lý.
- Trường hợp 2: Đối với cá nhân và hộ gia đình, khi họ tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức hoặc cá nhân khác mà không có sự cho phép từ tổ chức hoặc cá nhân đó. Trong trường hợp này, đất bị chiếm là đất thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng của cá nhân hoặc tổ chức khác, nhưng lại bị cá nhân hoặc tổ chức khác tự ý sử dụng mà không có sự cho phép. Trường hợp này cũng được xem là hành vi chiếm đất.
- Trường hợp 3: Cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, nhưng đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn. Điều này ám chỉ rằng cá nhân hoặc hộ gia đình đã sử dụng đất trong một thời gian nhất định và khi hết thời hạn, đất lại thuộc quyền quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, họ tiếp tục cố tình sử dụng đất đó mà không tuân thủ quy định của Nhà nước. Trong trường hợp này, hành vi lấn chiếm đất được áp dụng.
Trên đây là các trường hợp liên quan đến lấn chiếm đất trồng lúa, đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cơ chế xét xử và xử lý cho các hành vi lấn chiếm đất này cũng tương tự như các hành vi lấn chiếm đất thông thường khác. Dựa trên đối tượng và nội dung đã được phân tích như trên, người sử dụng đất sẽ bị xem là có hành vi lấn chiếm đất và sẽ bị xử lý theo quy định chung của pháp luật.
2. Mức xử phạt lấn chiếm đất nông nghiệp được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, các trường hợp lấn chiếm đất nông nghiệp sẽ bị xử phạt theo các hình thức và mức phạt cụ thể như sau:
– Trường hợp đất nông nghiệp không phải là đất rừng đặc dụng, đất trồng lúa, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ tại nông thôn:
+ Diện tích đất lấn chiếm dưới 0,05 héc ta: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng.
+ Diện tích đất lấn chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng.
+ Diện tích đất lấn chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 30.000.000 đồng.
+ Diện tích đất lấn chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng – 50.000.000 đồng.
+ Diện tích đất lấn chiếm từ 01 héc ta trở lên: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng – 120.000.000 đồng.
– Trường hợp đất nông nghiệp là đất rừng đặc dụng, đất trồng lúa, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ tại nông thôn:
+ Diện tích đất lấn chiếm dưới 0,02 héc ta: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng.
+ Diện tích đất lấn chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 7.000.000 đồng.
+ Diện tích đất lấn chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng – 15.000.000 đồng.
+ Diện tích đất lấn chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng – 40.000.000 đồng.
+ Diện tích đất lấn chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng – 60.000.000 đồng.
+ Diện tích đất lấn chiếm từ 01 héc ta trở lên: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng – 150.000.000 đồng.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp là vi phạm pháp luật. Nếu cá nhân cố tình lấn chiếm đất nông nghiệp thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng. Nếu tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần cá nhân. Điều này nhằm đảm bảo tính công bằng và khuyến khích việc tuân thủ quy định pháp luật về đất đai cả trong việc sử dụng và quản lý đất.
Tuy nhiên, cần lưu ý nếu thực hiện hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt nêu trên và mức phạt tối đa không vượt quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không vượt quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
Bên cạnh đó, theo khoản 7 Điều 14 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP, đối tượng vi phạm còn phải chịu các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Buộc phục hồi lại tình trạng ban đầu của đất trước khi xảy ra vi phạm, tức là phải khôi phục đất về trạng thái và đặc tính như ban đầu trước khi lấn chiếm, chiếm đất.
- Buộc trả lại phần đất đã lấn chiếm, chiếm đất cho chủ sở hữu hoặc người được quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Buộc thực hiện đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp đáp ứng đủ điều kiện để được công nhận quyền sử dụng đất.
- Buộc tiến hành các thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất mà chưa hoàn thành thủ tục giao đất, thuê đất.
- Buộc nộp lại số lợi ích bất hợp pháp mà đối tượng vi phạm thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
3. Đất nông nghiệp bị lấn chiếm có được chuyển nhượng hay không?
Vấn đề lấn chiếm đất trồng lúa, đất nông nghiệp là một vấn đề phổ biến tại nước ta và được nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy, khi sử dụng đất nông nghiệp lấn chiếm lâu ngày, chủ sử dụng sẽ tự cho rằng mình có quyền sử dụng mảnh đất đó. Khi đó, họ có thể sẽ đem mảnh đất nông nghiệp lấn chiếm đó ra chuyển nhượng.
Vậy việc chuyển nhượng đất nông nghiệp bị lấn chiếm có được hay không? Chuyển nhượng đất nông nghiệp bị lấn chiếm có phi phạm pháp luật?
Để trả lời cho câu hỏi này, ta sẽ dựa trên các quy định cụ thể mà Luật đất đai 2013 đưa ra. Theo quy định tại Điều 188 của Luật đất đai 2013, khi muốn tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất đai), người dân phải tuân thủ các điều kiện sau đây:
- Khi chuyển nhượng đất đai thì cá nhân, hộ gia đình bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ những trường hợp được pháp luật quy định. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một tài liệu quan trọng về mặt pháp lý, xác thực quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất.
- Đảm bảo đất đang được chuyển nhượng không có tranh chấp. Đất đang có tranh chấp là đất bị xung đột về quyền sử dụng đất, các tài sản gắn liền với đất, ranh giới đất,.. giữu những người sử dụng đất.
- Đảm bảo quyền sử dụng đất không bị kê biên. Việc này nhằm mục mích đảm bảo việc thi hành án. Tài sản thuộc diện kê biên đảm bảo thi hành án tức là tài sản này đã liên quan đến hoạt động pháp lý khác và sẽ tuân thủ các quy định theo pháp luật. Do đó, khi đất đai đang được đưa vào tình trạng kê biên để thi hành án, người sử dụng đất sẽ không thể tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Thời hạn quyền sử dụng đất của người sử dụng đất vẫn còn.
Tóm lại, muốn chuyển nhượng đất thì cá nhân, hộ gia đinh, tổ chức cần phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất phải còn trong thời hạn và không bị kê biến. Đặc biệt, đất đó không phải là đất tranh chấp.
Đối với trường hợp lấn chiếm đất nông nghiệp, đất nông nghiệp bị lấn chiếm thực chất thuộc quyền quản lý, sử dụng của một chủ thể khác. Đồng nghĩa với việc người đang sử dụng mảnh đất đó sẽ không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi đó, mảnh đất này sẽ thuộc vào diện đất có tranh chấp.
Như vậy, đất nông nghiệp bị lấn chiếm không thỏa mãn các điều kiện về chuyển nhượng đất theo Điều 188 của Luật đất đai 2013.
Do đó, đất nông nghiệp bị lấn chiếm sẽ không được chuyển nhượng. Nếu cá nhân, hộ gia đinh, tổ chức cố tình chuyển nhượng mảnh đất bị lấn chiếm này thì sẽ là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định.
Luật sư Hà Công Nam là một trong những luật sư giỏi tại Hà Nội và Phú Quốc. Luật sư Hà Công Nam được biết đến nhiều là Luật sư bào chữa và bảo vệ quyền lợi thành công cho nhiều khách hàng trong các vụ án. Với hơn 10 năm hoạt động, Luật sư Hà Công Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực luật khác nhau như Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp, Đất đai Đầu tư M&A, Thương mại, Sở hữu trí tuệ, Lao động, Hôn nhân gia đình, v.v. |