Hồ sơ thừa kế đất đai theo pháp luật

Thừa kế là một trong chế định quan trọng trong pháp luật dân sự, thể hiện rõ tính chất tự do ý chí, tự do định đoạt của chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự về tài sản nói chung và quan hệ thừa kế nói riêng. Vậy người được thừa kế tài sản là đất đai cần chuẩn bị gì để nhận thừa kế tài sản. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu hồ sơ thừa kế đất đai qua bài viết dưới đây.

Các trường hợp chia thừa kế theo quy định pháp luật

1. Hồ sơ thừa kế đất đai

1.1. Các loại hồ sơ, giấy tờ

Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 57 Luật công chứng 2014, hồ sơ thừa kế đất đai gồm các giấy tờ sau: 

Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản như:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ).
  • Sổ tiết kiệm.
  • Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần
  • Giấy đăng ký xe và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản khác (nếu có)…

Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó.

  • Giấy chứng tử của người/những người để lại di sản.
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu:

Hộ khẩu của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục.

  • Giấy chứng tử, xác nhận phần mộ.
  • Giấy xác nhận/chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật:

  • Phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản như: Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc có quan hệ gia đình…

Trường hợp thừa kế theo di chúc:

  • Phải có bản sao hoặc bản gốc di chúc.

Trường hợp có các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế phải được thanh toán theo Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán:

  • Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng
  • Tiền cấp dưỡng còn thiếu
  • Chi phí cho việc bảo quản di sản
  • Thuế

Lúc này các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân… thì cần có các giấy tờ, tài liệu liên quan về việc có nghĩa vụ tài sản, việc đã thanh toán hay chưa thanh toán các nghĩa vụ tài sản này.

Đối với mỗi trường hợp thừa kế có thể thêm, bớt hoặc thay thế các giấy tờ khác nhau, tùy vào vụ việc cụ thể.

2. Hồ sơ thừa kế tặng cho quyền sử dụng đất

Thừa kế tặng cho quyền sử dụng đất là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác và được ghi rõ trong di chúc. Trường hợp này hay còn gọi là di tặng quyền sử dụng đất. Pháp luật không quy định cụ thể về hồ sơ thừa kế tặng cho quyền sử dụng đất. Vì vậy, người nhận thừa kế để được công nhận tài sản đó là của mình trước hết cần có văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho. Các văn bản này phải được công chứng, chứng thực hợp pháp theo quy định của pháp luật. Sau đó, tiến hành thủ tục đăng ký sang tên tại văn phòng đăng ký đất đai, hồ sơ bao gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (bản chính);
  • Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (bản chính) ;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bố mẹ (bản sao y);
  • Bản sao chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của con (bản sao y);
  • Giấy khai sinh của con (bản sao ý);
  • Đơn đăng ký biến động đất đai theo mẫu 09/ĐK ;
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân;
  • Tờ khai lệ phí trước bạ nhà, đất ;
  • Tờ khai thuế phi nông nghiệp;

3. Lưu ý chung 

Khi thực hiện hồ sơ thừa kế đất đai cần lưu ý các vấn đề sau:

Thứ nhất, về chủ thể tiến hành là tất cả những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người để lại di sản.

Thứ hai, về cơ quan tiến hành là bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản.Thứ ba, cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ, yêu cầu bắt buộc đối với mỗi hồ sơ thừa kế phải có đầy đủ giấy khai sinh của con để chứng minh mối quan hệ huyết thống. Ngoài ra, hồ sơ ngày tháng năm sinh, tên họ phải trùng khớp với các loại giấy tờ khác. Trường hợp ngày tháng năm sinh khác với chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước, hay khác sổ hộ khẩu,giấy khai sinh thì cần phải đi xin giấy xác nhận lại tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về nguyên tắc giấy tờ khai sinh sẽ là giấy tờ gốc làm căn cứ để làm lại các giấy tờ khác.

4. Hoàn thiện hồ sơ thừa kế đất đai

Khi có đủ hồ sơ thừa kế đất đai, thì người dân ra văn phòng công chứng để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế đất đai.

Sau khi nộp đủ hồ sơ, giấy tờ, Công chứng viên sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra.

  • Nếu hồ sơ đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng;
  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ: Công chứng viên hướng dẫn và yêu cầu bổ sung;
  • Nếu hồ sơ không có cơ sở để giải quyết: Công chứng viên giải thích lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ.

Tiếp theo, văn phòng công chứng thực hiện việc niêm yết việc thụ lý Văn bản khai nhận di sản. Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản.

Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Thời gian niêm yết là 15 ngày.

Trong đó, nội dung niêm yết phải nêu rõ: Họ, tên người để lại di sản; Họ, tên của những người khai nhận di sản; Quan hệ của những người khai nhận di sản với người để lại di sản; Danh mục di sản thừa kế. Đặc biệt, trong thông báo niêm yết phải ghi rõ: “Nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản, bỏ sót người thừa kế, di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó phải gửi cho tổ chức hành nghề công chứng thực hiện niêm yết”Sau 15 ngày niêm yết, UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết.

Thủ tục này đòi hỏi chuẩn bị nhiều văn bản, giấy tờ cũng như có sự chứng thực chặt chẽ, vì vậy để đảm bảo thực hiện thủ tục được nhanh chóng, hiệu quả thì người dân có thể tìm đến các văn phòng luật sư/công ty luật để được tư vấn, đại diện thực hiện các công việc liên quan. Trong đó, công ty Luật NPLAW là một trong những công ty uy tín cung cấp các dịch vụ liên quan đến thừa kế, luôn mang đến hiệu quả tốt trong việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng liên quan đến thừa kế.

5. Nộp hồ sơ thừa kế đất đai 

Theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng 2014 quy định về việc niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản như sau: “Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết…”

Về thời gian giải quyết hồ sơ, theo trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì thời gian thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế còn tùy thuộc vào các loại tài sản thừa kế như sau:

  • Đối với tài sản thừa kế không phải đăng ký quyền sở hữu: Thời gian thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế là 16 ngày. Trong đó có 1 ngày để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế và 15 ngày niêm yết tại trụ sở ủy ban nhân dân phường;
  • Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu như đất đai, nhà ở: Thời gian thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế là khoảng 35-40 ngày. Trong đó có 16 ngày làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế và 20 ngày để thực hiện thủ tục đóng thuế, sang tên quyền sở hữu tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, tùy tính chất của mỗi bộ hồ sơ khai nhận di sản thừa kế mà thời gian có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy trường hợp.

Liên hệ với LUẬT NAM BÌNH để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết về hồ sơ thừa kế đất đai theo pháp luật.