Nhượng quyền thương mại

                                    TƯ VẤN HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Nhượng quyền thương mại là một thuật ngữ không còn xa lạ trong những năm gần đây. Nhượng quyền thương mại được xem như một chiến lược phổ biến được nhiều công ty lựa chọn khi mở rộng đầu tư, kinh doanh quốc tế. Hiện nay, thị trường Việt Nam cũng được nhận định là một thị trường tiềm năng, hấp dẫn đối với nhiều thương hiệu quốc tế và khu vực. Do đó, trong những năm gần đây mô hình kinh doanh này cũng phát triển khá sôi động ở Việt Nam. Đây là mô hình kinh doanh cũng không còn quá mới mẻ đối với các nhà đầu tư Việt Nam nhưng những hiểu biết pháp lý về hoạt động nhượng quyền thương mại còn khá hạn chế đối với các nhà đầu tư, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến các rủi ro, tranh chấp về pháp lý đối với hoạt động này trong thời gian vừa qua.

1. Nhượng quyền thương mại là gì?

Điều 284 Luật Thương mại năm 2005, đưa ra khái niệm về nhượng quyền thương mại như sau:

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

  • Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  • Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

2. Các điều kiện nhượng quyền thương mại

Theo các quy định trước đây thì điều kiện của hoạt động nhượng quyền được đặt ra đối với cả bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền đồng thời đối với hàng hóa, dịch vụ để được phép kinh doanh theo hình thức nhượng quyền cũng phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Tuy nhiên, hiện nay theo quy định tại Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ quy định về việc sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lí nhà nước của Bộ Công thương, thì các quy định về điều kiện đối với hoạt động nhượng quyền thương mại đã bãi bỏ các quy định liên quan đến điều kiện của bên nhận nhượng quyền và điều kiện đối với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh nhượng quyền thương mại, chỉ còn quy định về điều kiện đối với bên nhượng quyền như sau: “Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm”.

3. Các rủi ro trong khi tham gia giao dịch nhượng quyền

3.1. Rủi ro đối với bên nhượng quyền

  • Việc duy trì, kiểm soát đối với bên nhận quyền có thể gặp khó khăn và sự bất đồng với bên nhận quyền có thể xảy ra, bao gồm cả những tranh chấp pháp lý;
  • Khó kiểm soát đảm bảo chất lượng thống nhất của toàn bộ hệ thống dẫn đến ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi thương hiệu;
  • Đòi hỏi phải kiểm tra và đánh giá tình hình hoạt động của công ty nhận quyền, cung cấp hỗ trợ thường xuyên;
  • Bên nhận quyền có thể lợi dụng kiến thức thu được, trở thành đối thủ cạnh tranh trong tương lai.

3.2. Rủi ro đối với bên nhận nhượng quyền

  • Phải trả khoản đầu tư ban đầu hay khoản tiền bản quyền có thể có giá trị lớn trong khi chưa có gì đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
  • Bên nhận quyền buộc phải mua nguồn cung, thiết bị, sản phẩm từ bên nhượng quyền;
  • Bên nhượng quyền nắm giữ nhiều quyền hành, trong đó có quyền thỏa thuận giá cả;
  • Số lượng cửa hàng của người nhượng quyền có thể tăng lên nhanh chóng trong khu vực, từ đó tạo ra các đối thủ cạnh tranh cho người nhận quyền;
  • Người nhượng quyền có thể áp đặt các hệ thống kỹ thuật hay quản lý không phù hợp với người nhận quyền.

4. Dịch vụ tư vấn nhượng quyền thương mại từ LUẬT NAM BÌNH

4.1. Tư vấn nhượng quyền thương mại cho bên nhượng quyền

  • LUẬT NAM BÌNH tư vấn cho nhà đầu tư chuẩn hóa lại mô hình kinh doanh trước khi thực hiện việc nhượng quyền.
  • LUẬT NAM BÌNH tư vấn điều kiện để nhà đầu tư thực hiện nhượng quyền và tư vấn cho nhà đầu tư lựa chọn hình thức nhượng quyền phù hợp.
  • LUẬT NAM BÌNH tư vấn, cảnh báo và đưa ra các phương án xử lý đối với các rủi ro trong mô hình nhượng quyền của nhà đầu tư.
  • LUẬT NAM BÌNH tư vấn, xây dựng bộ tài liệu về nhượng quyền thương mại đảm bảo về tính pháp lý cũng như các hiệu quả về mặt kinh doanh. Giúp bên nhượng quyền có thể kiểm soát được các rủi ro, tranh chấp về mặt pháp lý với bên nhận nhượng quyền trong quá trình hợp tác.
  • LUẬT NAM BÌNH tham gia vào quá trình đàm phán các vấn đề liên quan trong giao dịch nhượng quyền.

4.2. Tư vấn nhượng quyền thương mại cho bên nhận nhượng quyền

  • LUẬT NAM BÌNH tư vấn, thẩm định, đánh giá tính khả thi và hiệu quả trước mô hình kinh doanh mà nhà đầu dự định nhận nhượng quyền.
  • LUẬT NAM BÌNH tư vấn phương thức nhận nhượng quyền phù hợp cho nhà đầu tư.
  • LUẬT NAM BÌNH tham gia vào quá trình đàm phán hợp đồng nhượng quyền cùng với nhà đầu tư.
  • LUẬT NAM BÌNH hỗ trợ tư vấn các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh cho nhà đầu tư sau nhượng quyền.

Vui lòng liên hệ với LUẬT NAM BÌNH  để nhận được các hỗ trợ tư vấn chi tiết về hoạt động nhượng quyền thương mại.